Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh: Có không đường đến toàn cầu?

Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh đang từng bước hoàn chỉnh diện mạo một CVĐCTC trên quê hương Quảng Ngãi. Sự biến thiên của đất trời hàng triệu năm đã để lại những di sản địa tầng, địa chất hùng vĩ cho nơi đây.

tổng quan khuôn viên công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh
Đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao

Giống như mọi CVĐC khác trên thế giới, CVĐC Lý Sơn-Sa Huỳnh được tiếp cận từ nhiều phương diện. Tất cả tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong đa dạng. Từ góc nhìn về giá trị, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước khẳng định: Đây là khu vực có giá trị địa chất kỳ thú, văn hóa đặc sắc, sinh học hấp dẫn. Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh xứng đáng được UNESCO bổ sung vào danh mục Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu.

Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh: giấc mơ “toàn cầu” của Quảng Ngãi

Thật dễ hình dung những lợi ích to lớn khi Lý Sơn-Sa Huỳnh được UNESCO vinh danh. Kể từ khi được UNESCO công nhận vào năm 2010: Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung, Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là từ góc độ du lịch, Hà Giang đang hướng đến trở thành một trung tâm du lịch của miền Bắc Việt Nam và của cả nước. Tất cả đều xuất phát từ một căn nguyên duy nhất – CVĐC toàn cầu UNESCO. Những hiệu ứng tích cực này cũng đã và đang được nhận thấy ở CVĐCTC Non Nước – Cao Bằng, CVĐC Đăk Nông. Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh cũng không ngoại lệ.

Một góc đảo Lý Sơn
Một góc đảo Lý Sơn

Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh: Chưa nguôi những trăn trở…

Tên gọi CVĐC? Quy mô? Phạm vi? Diện tích? Xung đột, mâu thuẫn có thể có đối với các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khác? Khả năng Văn hóa Sa Huỳnh sẽ mất đi cơ hội trở thành Di sản Văn hóa Thế giới? Đó là những câu hỏi mà lẽ ra nên được “trăn trở” từ vài năm trước.

Không thể phủ nhận những kết quả lạc quan về công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng đã được BQL CVĐC của Quảng Ngãi thực hiện rất tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên, những công tác kể trên đã chưa tiếp cận được một bộ phận nhỏ của xã hội. Có lẽ vì thế mà đã nảy sinh những trăn trở như vậy.

Làng chài Sa Huỳnh bên bãi biển "vầng trăng khuyết", một trong những thắng cảnh đẹp trong công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh.
Làng chài Sa Huỳnh bên bãi biển “vầng trăng khuyết”, một trong những thắng cảnh đẹp trong công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh. Nguồn: zingnews.vn

Quảng Ngãi: Đã đi là sẽ đến…

CVĐCTC không chỉ là danh hiệu, khi có được thì đem cất, thi thoảng lấy ra ngắm nghía, tự hào. Đó là mô hình phát triển kinh tế-xã hội mới, cam kết và phải nỗ lực theo đuổi. Bởi vì, cứ sau 4 năm thì UNESCO sẽ lại tái thẩm định. Nếu bạn làm không tốt, bạn sẽ bị cảnh cáo, thậm chí mời ra khỏi mạng lưới.

Mảnh đất Quảng Ngãi, đâu chỉ có sự chân thành và cần cù truyền thống. Ở đây còn chứa đựng sự năng nổ, nhiệt huyết, trình độ,…của lớp trẻ Quảng Ngãi. Tương lai và vận mệnh của Quảng Ngãi hoàn toàn có thể thay đổi theo hướng tích cực. Vậy thì có lý do gì mà đề án CVĐC Lý Sơn-Sa Huỳnh lại không tiếp tục?

cánh đồng tỏi trên vương quốc Lý Sơn thuộc công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh
Cánh đồng tỏi trên vương quốc Lý Sơn

Tất cả mới chỉ là sự khởi đầu. Quảng Ngãi đã đi và sẽ đến, có thể nhanh hoặc chậm hơn một chút, nhưng chắc chắn sẽ đến. Chúng ta có quyền tin rằng: Quảng Ngãi sẽ thành công với Đề án CVĐC Lý Sơn-Sa Huỳnh.

Thùy Dương