Di sản văn hóa là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta đã dày công tạo dựng từ đời này qua đời khác. Do đó, việc bảo tồn di sản không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần chúng và cộng đồng.

Tràng An là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Tràng An là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Nguồn: VNExpress

“Di sản là ký ức của cộng đồng”

Theo UNESCO “di sản là kí ức của cộng đồng”. Mà lẽ thường, những gì đã trở thành ký ức hiển nhiên người ta sẽ nhắc nhớ, trân trọng và lưu giữ bằng mọi giá.

Với sự phong phú và giàu bản sắc, di sản văn hóa đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới. Do đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp chung của cộng đồng.

Tuy nhiên, tình trạng bị phá dỡ, hạ giải và đối diện với nguy cơ bị xóa sổ là những gì đang diễn ra với nhiều di tích văn hóa có giá trị nhưng chưa được xếp hạng trên địa bàn cả nước. Thực trạng này đặt ra một yêu cầu: Cần phải tạo ra cơ chế để bảo vệ di sản chưa có danh hiệu, nhằm giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.

Điều này không chỉ phụ thuộc vào tầm nhìn của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định, định hướng cho cộng đồng. Mà hơn thế nữa, đó còn là việc ghi nhận những giá trị lịch sử – văn hóa của các công trình di sản trong một giai đoạn lịch sử của đất nước.

Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993. Nguồn: VNExpress
Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993.
Nguồn: VNExpress

Quán rượu cổ hồi sinh từ tình yêu cộng đồng

Tại ngôi làng nhỏ ở nước Anh, có một quán rượu hơn 400 năm tuổi vừa được mua lại. Điều đặc biệt là có đến 470 người góp vốn trong thương vụ này. Phần lớn số đó là dân làng, sau khi họ biết tòa nhà được bán đấu giá và có nguy cơ rơi vào tay tư nhân. Người dân cho biết họ muốn giữ lại quán rượu bởi đó là một phần văn hóa cộng đồng mà họ không muốn mất đi.

Vào 6 năm trước, các nhà phát triền bất động sản mua lại quán rượu. Họ ngưng cung cấp dịch vụ và có ý định bán lại địa điểm này cho nhà đầu tư xây dựng nhà ở. Kế hoạch này vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Dân làng thành lập một ủy ban đại diện và mở một chiến dịch cứu quán rượu cổ. Người dân kêu gọi gây quỹ hơn 1,4 triệu đô la Mỹ từ 470 nhà đầu tư, với khoản đóng góp lớn nhất chỉ 70 đô la Mỹ chỉ để mua lại quán rượu. Tuy đề nghị của họ không được chủ đất chấp thuận nhưng vận may đã mỉm cười với họ. Bởi lẽ, Luật địa phương năm 2011 đã quy định “chủ đất phải bán món bất động sản trong vòng một năm, không phân biệt người mua”. Và quán rượu cổ sau đó đã trở thành tài sản chung của cộng đồng.

Đây là câu chuyện tuyệt vời về sự đoàn kết, đưa quán rượu cổ hồi sinh từ tình yêu cộng đồng.

Khi chúng ta biết cách giữ di sản, chúng ta sẽ làm được kinh tế từ di sản.

Thực tế cho thấy, người dân không hề muốn công trình di sản rơi vào danh mục bảo tồn. Vì từ đó, công trình sẽ bị hạn chế đầu tư, xây dựng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Phát triển kinh tế dựa trên di sản đồng nghĩa với việc phải cân bằng giữa bảo tồn và phát triển di sản. Khi chưa tìm được phương thức phù hợp, chưa thực sự cân đối giữa lợi ích về bảo tồn di sản và lợi ích của tư nhân thì câu chuyện bảo tồn vẫn sẽ kéo dài.

Theo thống kê từ Ban quản lí di tích nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), nguồn doanh thu vé hằng năm tại di tích này cao hơn doanh thu năm của một khách sạn gần đó. Điều đó minh chứng: Khi chúng ta biết cách giữ di sản, chúng ta sẽ làm được kinh tế từ di sản.

Khu phố cổ Hội An - một trong những di sản được bảo tồn rất tốt nhờ sự đồng thuận của cộng đồng và nhà quản lý. Nguồn: VNExpress
Khu phố cổ Hội An – một trong những di sản được bảo tồn rất tốt nhờ sự đồng thuận của cộng đồng và nhà quản lý.
Nguồn: VNExpress

Làm thế nào để bảo tồn và phát huy công trình di sản?

Thứ nhất, phải có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan ngay từ đầu. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển chắc chắn sẽ còn vấp phải nhiều vướng mắc nếu không có sự thống nhất giữa dư luận, chủ sở hữu với các cơ quan quản lý. Đặc biệt, các nhà quy hoạch, quản lý phải là những nhà văn hóa. Mang tư duy văn hóa mới bảo tồn được di sản văn hóa.

Thứ hai, phải gắn di sản với đời sống đương đại. Góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa và thúc đẩy hợp tác. Trước mỗi phương án được đưa ra, chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Bảo tồn để làm gì? Bảo tồn và phát huy giá trị bằng cách nào để có tiền? Và làm như thế nào để thu hồi tiền?

Thứ ba, phải tìm được sự gắn kết giữa di sản với cộng đồng: “Chúng ta cần nhìn nhận rõ vai trò của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản. Trong khi di sản va chạm với họ hàng ngày, họ không được hưởng lợi từ di sản thì không muốn gắn bó” (theo PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam).

Thứ sáu, phát triển kinh tế di sản là một hướng đi đúng đắn để giải quyết hài hòa lợi ích giữa bảo tồn và phát triển.