Sự hồi sinh của dòng gốm bí ẩn nhất Việt Nam

Dòng gốm Chu Đậu có một “số phận” rất kỳ lạ: Vụt sáng trên bản đồ thương mại thế giới thời trung đại, tuyệt tích một cách bí ẩn vào thời cận đại và hồi sinh ngoạn mục vào thế giới hiện đại nhiều đổi thay.

Gốm Chu Đậu – Dòng gốm bí ẩn nhất Việt Nam

Đây là một trong những dòng gốm cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Gốm được sản xuất tại vùng Nam Sách, tỉnh Hải Dương. So với các dòng gốm cổ khác, gốm Chu Đậu có một “số phận” rất kỳ lạ: Vụt sáng trên bản đồ thương mại thế giới thời trung đại, tuyệt tích một cách bí ẩn vào thời cận đại và hồi sinh ngoạn mục vào thế giới hiện đại nhiều đổi thay.

Một chiếc bát gốm Chu Đậu, thế kỷ 15-16, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Một chiếc bát gốm hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nguồn: kienthuc.net.vn

Theo các nhà nghiên cứu, Chu Đậu xưa là một trung tâm gốm cao cấp, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV, cực thịnh vào thế kỷ XV – XVI và tàn lụi vào thế kỷ XVII do nhiều nguyên nhân. Do nội chiến giữa nhà Lê và nhà Mạc, làng gốm Chu Đậu đã bị tàn phá, các nghệ nhân làng gốm phải phiêu bạt đến vùng khác và lập nên các làng nghề gốm mới.

Đĩa gốm Chu Đậu có hình kỳ lân.
Đĩa gốm có hình kỳ lân. Nguồn: kienthuc.net.vn

Dòng gốm lưu giữ tinh hoa văn hóa Việt

Gốm Chu Đậu không chỉ là dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam mà còn rất nổi tiếng cả thế giới. Nó được xuất khẩu rộng rãi từ cuối thế kỷ XVI – XVII. Bằng chứng là sự hiện diện của vô số hiện vật gốm trong các di chỉ khảo cổ học và các con tàu đắm ở Nhật Bản và khắp Đông Nam Á.

Đây được coi là dòng gốm đạo, gốm bác học. Nó thấm đẫm văn hóa tâm linh người Việt, in đậm dấu ấn lịch sử và những giá trị nhân văn của quốc Đạo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Đây là dòng gốm thể hiện rõ nhất tâm hồn Việt qua từng hoa văn trang trí. Những hình ảnh về thiên nhiên và cuộc sống con người chính là đề tài trang trí chính của dòng gốm lừng danh này.

Từ đỉnh cao của sự huy hoàng, gốm Chu Đậu bỗng chốc lụi tàn như chưa từng tồn tại. Nhiều cách lý giải khác nhau đã được đưa ra. Một trong số đó là tình cảnh loạn lạc thời chiến tranh Lê – Mạc và sự mở cửa trở lại của Trung Hoa vào cuối thời Minh. Có lẽ chính sự kiện đó đã khiến cho việc sản xuất dòng gốm này bị ngừng trệ.

Hồi sinh một dòng gốm gốm độc đáo của Việt Nam và quốc tế

Sau một thời kỳ dài bị lãng quên, đến thế kỷ XX, người ta lại nhắc đến gốm Chu Đậu nhờ một chuyện tình cờ. Đó là khi ông Makoto Anabuki – Cán bộ ngoại giao Nhật Bản, tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm lạ tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Cùng với đó, vào năm 1997, việc khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam) trở thành dấu mốc quan trọng cho sự hồi sinh của gốm Chu Đậu. Sau cuộc khai quật này, thế giới phong phú của gốm Chu Đậu đã được mở ra trước mắt người đương đại. Gần 1.000 tuyệt tác độc bản của dòng gốm này được ghi nhận, khiến hậu thế không khỏi trầm trồ.

Binh gốm Chu Đậu vẽ thiên nga tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Bình gốm Chu Đậu vẽ hình thiên nga tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nguồn: kienthuc.net.vn

Cho đến hiện tại, gốm Chu Đậu đã trở lại thị trường trong nước và được xúc tiến xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Trong đó có nước Nga, Nhật Bản và một số nước Châu Âu khác. Có thể nói, gốm Chu Đậu đã quay trở lại một cách khó tin từ tro tàn của lịch sử.

Bộ sưu tập gốm Chu Đậu lớn nhất Việt Nam

Năm 2003 – 2007, Công ty Đoàn Ánh Dương phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Sở VHTT&DL Quảng Nam khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm.

Một góc của Khu dịch vụ trải nghiệm văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi.

 

Chiếc đĩa gốm Chu Đậu được trăng trí hình tượng Vinh quy bái tổ.
Chiếc đĩa gốm Chu Đậu được trang trí hình tượng Vinh quy bái tổ hiện đang được trưng bày tại Thành Cổ Quảng Ngãi.

Nhiều hiện vật đặc sắc được tìm thấy trên con tàu đắm ấy hiện được trưng bày tại Khu dịch vụ trải nghiệm văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi. Cùng với những giá trị văn hóa đặc sắc khác tại đây, Thành Cổ mang sứ mệnh bảo tồn và phát huy những “hạt vàng quá khứ”. Đặt chân đến Thành Cổ là đặt chân vào cuộc hành trình ngược thời gian tìm về với lịch sử vàng son đã một thời vang bóng.

Khu dịch vụ trải nghiệm văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi

Thời gian hoạt động: 7h30 – 11h30 và 13h – 17h tất cả các ngày trong tuần

Địa chỉ: Ngã ba Phan Huy Ích – Võ Tùng (mặt sau Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi)

SĐT: (0255) 3 727 339

Email: thanhco@doananhduong.vn

Facebook: @thanhcoquangngai